FREE

Hồ sơ

Công ty TNHH thương mại dịch vụ T.S.T Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Tp. Hồ Chí Minh Ngày tham gia: 10/09/2020 Thành viên miễn phí Sản phẩm chính: giải pháp Công nghệ nano và bán dẫn , giải pháp kiểm tra vật liệu , giải pháp năng lượng Mặt trời, giải pháp Cơ điện tử , giải pháp Công nghiệp thực phẩm Lượt truy cập: 11,670 Xem thêm Liên hệ

Giải pháp công nghệ nano và bán dẫn

Ngày đăng: 07/10/2020

Liên hệ

Xuất xứ: Khác

Bảo hành: liên hệ

Phương thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản

Khả năng cung cấp: theo nhu cầu của khách hàng

Đóng gói: liên hệ

Liên hệ

Thông tin chi tiết

Công nghệ nano (tiếng Anh: nanotechnology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10−9 m). Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano. Công nghệ nano bao gồm các vấn đề chính sau đây:

- Cơ sở khoa học nano

- Phương pháp quan sát và can thiệp ở quy mô nanomet

- Chế tạo vật liệu nano

- Ứng dụng vật liệu nano

Công nghệ bán dẫn hay chế tạo các linh kiện bán dẫn hay phần tử bán dẫn là các linh kiện điện tử khai thác tính chất điện tử của vật liệu bán dẫn, như silic, germani, và arsenua galli, cũng như chất bán dẫn hữu cơ.

Linh kiện bán dẫn sử dụng dẫn truyền điện tử ở trạng thái rắn (solid state), trái ngược với các trạng thái truyền điện tử phát xạ nhiệt hay khí trong chân không cao như ở các đèn điện tử chân không. Vì thế linh kiện bán dẫn đã thay thế các linh kiện ion nhiệt trong hầu hết các ứng dụng.

Các linh kiện bán dẫn được sản xuất ở cả hai dạng là linh kiện rời và mạch tích hợp (IC). Trong IC có từ vài (thấp nhất là hai) đến hàng tỷ linh kiện, được gia công và kết nối với nhau trên một nền bán dẫn duy nhất là tấm wafer.

Công nghệ nano bán dẫn được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vi mạch điện tử hay chip điện tử  là tập các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định. Tức là mạch tích hợp được thiết kế để đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện phức hợp.